Bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ - Thực trạng và giải pháp

Nhằm mục tiêu giảm tổn thất sau thu hoạch trên các tàu đánh bắt xa bờ và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân trong mỗi chuyến biển, Tổng cục Thuỷ sản đã giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thuỷ sản (Trường Đại học Nha Trang) thực hiện Dự án "Điều tra thực trạng bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ và đề xuất giải pháp". Dự án đã thực hiện điều tra hiện trạng bảo quản sau thu hoạch trên các nghề lưới rê thu ngừ, câu, nghề lưới vây cá cơm, nghề lưới kéo và nghề chụp mực. Nhìn chung, Dự án đã thể hiện rõ thực trạng bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ của Việt Nam.
Thực trạng phương tiện, trang thiết bị đánh bắt xa bờ
Tàu thuyền
Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu hếttàu thuyềnkhai thác xa bờ đều đóng bằng vỏ gỗ. 87% tàu thuyền sử dụng sơn để xử lý mặt ngoài vỏ tàu và mặt boong. Trong đó: tàu lưới kéo: 85%; tàu lưới vây cá cơm: 70%; tàu lưới vây thưa: 99,5%; tàu câu cá ngừ đại dương: 87%; các tàu câu khác: 73,6%, tàu lưới rê thu ngừ: 57%, tàu lưới rê khác: 60,9%; tàu chụp mực: 98%.Khoảng13% tàu thuyền sử dụng compozit để trát lớp xử lý mặt ngoài, với phương thức này độ kín nước của vỏ tàu được cải thiện, mặt boong trơn nhẵn, hạn chế sự đọng nước và nhiễm khuẩn cho sản phẩm khai thác.
Máy tàu chủ yếu là máy bộ đã qua sử dụng, chiếm trên 80% mẫu điều tra. Trong đó: nghề lưới kéo: 68%; nghề lưới vây cá cơm: 65,35%; nghề lưới vây thưa: 50,7%; nghề câu cá ngừ đại dương: 51,5%; nghề câu khác: 61%, nghề lưới rê thu ngừ: 81%, nghề lưới rê khác: 75,4%; nghề chụp mực: 63,2%. Gần 20% mẫu điều tra là máy thủy cũ và máy thủy mới. Mặc dù máy thủy mới đã được ngư dân mua sắm trang bị cho đội tàu khai thác xa bờ nhưng số lượng rất hạn chế. Đa số sử dụng máy thuỷ cũ, có tuổi máy lớn (trên 10 năm - tính từ thời điểm đưa vào sử dụng trên tàu cá, chưa tính thời gian sử dụng trên bờ). Tuy nhiên, do giá cả khá thấp so với máy thủy mới, nên người dân ưa chuộng loại máy cũ hơn máy mới.
Hầm bảo quản
Số lượng hầm bảo quản trên các tàu khai thác xa bờ dao động từ 3-8 hầm, chiếm gần 90% tàu thuyền điều tra. Thời gian sử dụng hầm dao động từ 2 đến 6 năm, chất lượng hầm đạt trung bình 70% đến 80%. Tuy nhiên, một số phương tiện có chất lượng hầm bảo quản thấp nhưng vẫn chưa được cải tạo, sửa chữa. Vật liệu cách nhiệt của hầm bảo quản chủ yếu là xốp ghép, chiếm gần 91%. Trong đó: nghề lưới kéo: 83,76%; nghề lưới vây cá cơm: 100%; nghề lưới vây thưa: 87,6%; nghề câu cá ngừ đại dương: 97,03%; nghề câu khác: 76%, nghề lưới rê thu ngừ: 90%, nghề lưới rê khác: 97,3%; nghề chụp mực: 98% và số còn lại là xốp thổi (PU). Mặc dù người dân đã nhận thấy tính ưu việt của viêc sử dụng xốp thổi để làm hầm bảo quản, nhưng do giá thành cao nên chưa đủ khả năng đầu tư.
Ngư cụ khai thác
Đa số các tàu được điều tra sử dụng ngư cụ được chế tạo thủ công, dựa vào kinh nghiệm của ngư dân và tập quán của địa phương, chưa có quy chuẩn hoặc không tuân thủ quy chuẩn về ngư cụ. Đối với nghề lưới rê thu ngừ, câu vàng cá ngừ và lưới rê chuồn, kích thước vàng lưới khá lớn, do đó, thời gian thu lưới phải kéo dài và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ngay trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, yếu tố này còn phụ thuộc vào mức độ trang bị máy khai thác và tính chuyên nghiệp của đội ngũ thuyền viên và các điều kiện tự nhiên khác.
Máy khai thác
Mức độ và loại máy khai thác được trang bị tùy thuộc vào từng nghề. Đối với nghề lưới kéo: máy khai thác là tang ma sát và tang thành cao; nghề lưới vây: máy khai thác là máy thu lưới và tang ma sát; nghề câu: máy thu câu; nghề lưới rê: máy thu lưới; và nghề chụp mực: tang ma sát. 95% tàu điều tra hoạt động nghề lưới kéo khai thác xa bờ sử dụng tang ma sát và tang thành cao để thực hiện quá trình khai thác như thu dây đỏi, dây cáp kéo, cẩu lưới và cá lên tàu. 92% tàu điều tra hoạt động nghề lưới vây trang bị máy thu lưới và tang ma sát; 100% tàu điều tra hoạt động nghề lưới vây thưa trang bị tang ma sát và 52,5% trang bị máy thu lưới. 100% số tàu điều tra nghề câu cá ngừ đại dương trang bị máy thu dây triên bằng tang ma sát, không có tàu nào trang bị máy thu dây thẻo. Đối với nghề câu khác (câu mực, câu cá đáy), ngư dân không trang bị máy khai thác mà tiến hành thu bằng tay. 97% tàu điều tra hoạt động nghề chụp mực có trang bị tang ma sát để thực hiện thu lưới và cẩu hệ thống chì, cá lên tàu.
Dụng cụ bảo quản sản phẩm
Dụng cụ chứa đựng và bảo quản cá trên các tàu khai thác xa bờ có sự khác nhau giữa các loại nghề khai thác, cụ thể là:
Nghề lưới kéo: Hầu hết tàu thuyền nghề lưới kéo sử dụng khay nhựa kết hợp với túi PE để đựng cá trong hầm bảo quản. Trong đó, chỉ có gần 14% tàu thuyền hoàn toàn sử dụng khay để đựng cá và 10% tàu thuyền không trang bị khay nhựa, chỉ sử dụng túi PE, số còn là vừa sử dụng khay nhựa vừa sử dụng túi PE để đựng cá. Khay nhựa chủ yếu được sử dụng để bảo quản các đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao, các đối tượng có giá trị kinh tế thấp chủ yếu được bao bọc bởi túi PE hoặc muối xá (không sử dụng phương thức bao bọc cá).
Nghề lưới vây cá cơm: Các tàu hoạt động nghề lưới vây cá cơm đều trang bị khay, giỏ và thùng chứa cá. Số lượng trang bị tùy thuộc vào quy mô tàu thuyền. Việc trang bị các dụng cụ để chứa đựng cá cơm chủ yếu là giỏ và thùng chứa, còn khay nhựa chủ yếu được sử dụng để chứa đựng các loài cá lớn và mực lẫn trong sản phẩm khai thác.
Nghề lưới vây thưa: Phương tiện chứa đựng để bảo quản cá của nghề lưới vây chủ yếu là khay nhựa. Tuy nhiên, ngư dân cũng trang bị thêm túi PE để dự phòng sử dụng khi hết số khay trên tàu.
Nghề câu cá ngừ: Ngư dân chủ yếu sử dụng túi PE hoặc túi vải để bọc cá, tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa đá và cá nhằm tránh trầy xước cá.
Nghề câu khác: Nghề câu mực đại dương chủ yếu sử dụng túi PE để bảo quản sản phẩm. Nghề câu mực ống chủ yếu bảo quản mực bằng cách bao PE để bảo quản mực khô và khay nhựa để bảo quản mực tươi. Việc trang bị khay nhựa cho nghề câu mực ống không nhiều, trung bình từ 100-200 cái/tàu. Nghề câu cá vàng đáy sử dụng dụng cụ bảo quản chủ yếu là bao PE, trung bình mức trang bị từ 50-100 kg/tàu/chuyến biển.      
Nghề lưới rê thu ngừ: Dụng cụ chủ yếu để đựng cá là khay nhựa, với 89,2% tàu thuyền điều tra và số còn lại là 11,8% tàu sử dụng túi PE. Tuy nhiên, đối với các cá thể cá có kích thước lớn và giá trị kinh tế cao (chủ yếu cá là cá thu), ngư dân sử dụng túi PE để bọc cá, còn các đối tượng khác ngư dân sử dụng phương thức muối xá. Nghề lưới rê khác: Việc trang bị dụng cụ bảo quản phụ thuộc hoàn toàn vào đặc tính của nghề lưới rê. Đối tượng đánh bắt chủ yếu của nghề lưới rê 3 lớp và rê đáy là cá có giá trị kinh tế cao nên dụng cụ chủ yếu được sử dụng là khay (90,8% tàu thuyền điều tra) và một số ít dùng túi PE (9,2%). Bên cạnh khay nhựa, ngư dân còn trang bị thêm túi PE để dự phòng. Trong trường hợp sản phẩm khai thác cao và hết khay trên tàu, họ có thể sử dụng túi PE để đựng và bảo quản sản phẩm.
Nghề chụp mực: 100% tàu điều tra hoạt động nghề chụp mực đều trang bị khay nhựa để bảo quản sản phẩm, trang bị dự phòng túi PE để sử dụng khi thiếu khay nhựa. Số lượng khay trang bị trên tàu nghề chụp mực lớn, dao động từ 200-900 cái/tàu. Bên cạnh đó, các tàu hoạt động nghề câu mực còn trang bị thêm giàn phơi mực. Kết quả điều tra cho thấy có 228 tàu (56%) không trang bị giàn phơi mực và có 177 tàu (44%) có trang bị giàn phơi. Quy mô diện tích giàn phơi phụ thuộc nhiều vào kích thước vỏ tàu và có diện tích dao động từ 80-140 m2/tàu.
Công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch
Hiện nay, nghề cá xa bờ nước ta chưa sử dụngphương thức ngâm hạ nhiệt và xử lý cá trước khi bảo quản. Hầu hết tàu thuyền khai thác xa bờ sử dụng đá xay để bảo quản sản phẩm, chỉ một số ít tàu câu mực sử dụng phương thức phơi khô và một số ít tàu lưới vây cá cơm sử dụng muối để bảo quản cá theo đơn đặt hàng của nhà thùng. Hầu hết tàu thuyền điều tra thực hiện bảo quản sản phẩm trên tàu với thời gian từ 2 tuần trở lên, thậm chí cả tàu khai thác cá ngừ đại dương. Hầu hết tàu thuyền điều tra thực hiện bổ sung đá cho hầm bảo quản sản phẩm mỗi ngày 1 lần, riêng nghề câu cá ngừ đại dương có thực hiện bổ sung đá 2 lần/ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung đá chỉ thực hiện cho lớp bề mặt hầm, còn các lớp khác không thể thực hiện được. Độ dày lớp đá giữa các lớp cá tùy thuộc vào sản phẩm khai thác và thời gian chuyến biển dự kiến, thông thường từ 10-20 cm cho chuyến biển từ 3 tuần trở lên, đối với các chuyến biển ngắn ngày, lớp đá giữa các lớp cá <10 cm.
Công tác vệ sinh tàu và hầm bảo quản: Hầu hết các tàu đềul àm vệ sinh boong tàu - sàn làm việc sau mỗi mẻ lưới/mẻ câu. 100% tàu thực hiện tổng vệ sinh khi kết thúc chuyến biển bằng nước biển. 100% tàu làm vệ sinh hầm bảo quản và tàu sau khi bốc xong cá. 100% số tàu điều tra đều không sử dụng hóa chất trong quá trình vệ sinh tàu và hầm bảo quản. 100% tàu thuyền điều tra đều sử dụng nước tại cảng, bến cá để vệ sinh tàu thuyền và rửa cá, thậm chỉ cả sản phẩm cá ngừ đại dương
Nhu cầu cải tiến công nghệ bảo quản:  Kết quả điều tra cho thấy, trung bình có 11,7% chủ tàu có nhu cầu áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm. Trong đó, nghề lưới kéo: 3,9%; nghề lưới vây cá cơm: 0,1%; nghề lưới vây thưa: 8%; nghề câu cá ngừ đại dương: 18%; nghề câu khác: 15%, nghề lưới rê thu ngừ: 12,2%; nghề chụp mực: 25%. Trung bình có 20,4% chủ tàu mong muốn cải tiến hầm bảo quản hiện đại. Trong đó, nghề lưới kéo: 23,3%; nghề lưới vây cá cơm: 0,5%; nghề lưới vây thưa: 21%; nghề câu cá ngừ đại dương: 32%; nghề câu khác: 19%, nghề lưới rê thu ngừ: 10,1%; nghề chụp mực: 37%. Trung bình có 9,5% chủ tàu có nhu cầu vừa cải tiến hầm bảo quản vừa mong muốn áp dụng quy trình công nghệ bảo quản sản phẩm tiên tiến. Trong đó, nghề lưới kéo: 0,9%; nghề lưới vây cá cơm: 0,5%; nghề lưới vây thưa: 2,1%; nghề câu cá ngừ đại dương: 34%; nghề câu khác: 10%, nghề lưới rê thu ngừ: 10,8%; nghề chụp mực: 8,4%. Hầu hết các chủ tàu có nhu cầu nâng cấp thiết bị, quy trình và công nghệ bảo quản trên tàu đều mong muốn được vay vốn ưu đãi của nhà nước vì họ không đủ khả năng đầu tư. Bên cạnh đó, những chủ tàu không có nhu cầu nâng cấp chất lượng sản phẩm thông qua cải tiến hầm bảo quản, quy trình và công nghệ bảo quản, họ cho rằng chất lượng sản phẩm tăng lên, đồng nghĩa với chi phí tăng trong khi giá sản phẩm không tăng. Thậm chí còn rơi vào tình trạng được mùa, rớt giá và đó là nguyên nhân không khuyến khích đầu tư.
Giải pháp tổn thất sau thu hoạch
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, cần tập trung vào 3 nhóm giải pháp sau:
Về chính sách: Tiến hànhquy hoạch khai thác thủy sản xa bờ;Xây dựng mạng lưới hệ thống thông tin về giá sản phẩm cho các mặt hàng thủy sản tại các cảng cá, bến cá và chợ đầu mối; Thực hiện mô hình sản xuất tàu mẹ - tàu con cho đội tàu khai thác xa bờ; Tổ chức thực hiện cung cấp thông tin dự báo ngư trường khai thác.
Vềcông nghệ bảo quản: Tăng cường đầu tư sử dụng vật liệu PU (Polyurethane) để làm hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ; Sử dụng hoặc tăng lượng khay nhựa để bảo quản sản phẩm; Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về hầm bảo quản trên tàu cá khai thác xa bờ. Đào tạo nghề cho lao động phụ trách công tác bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác thủy sản.
Dự án điều tra mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp, chưa nghiên cứu chuyên sâu cho từng nội dung cụ thể. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để so sánh đối chiếu và xây dựng chính sách cho đội tàu khai thác xa bờ; triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất trên một số tàu, nhóm tàu, địa phương điển hình trước khi áp dụng đồng bộ trên quy mô rộng; xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm sau khai thác cho từng đối tượng, nhóm sản phẩm theo tiêu chuẩn thị trường của các quốc gia xuất khẩu. Bên cạnh đó, việctăng cường các biện phápquản lý giá theo chất lượng sản phẩm có thể là giải pháp để khuyến khích ngư dân tự đầu tư nhằm cải thiện thiết bị, quy trình và công nghệ bảo bảo sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ.
                                                                                                                                     LNT - FICen
 
 

Phân loại tin: