Cây cam, quýt được sản xuất hữu cơ như thế nào?

Những vấn đề tổng quát quan trọng trong quy trình sản xuất cây cam quýt (CCQ/cây có múi) hữu cơ. Nhằm có giải pháp đảm bảo cho sản xuất CCQ bền vững và có hiệu quả cũng như đảm bảo sản phẩm an toàn, quy tình này giúp các giải pháp kỹ thuật sản xuất theo hướng hữu cơ, thích nghi với điều kiện địa phương.

1. Thiết kế mới vườn cây có múi

1.1 Lựa chọn vùng trồng

Cây có múi có thể phát triển trong điều kiện khác nhau về đất đai và khí hậu. Tuy nhiên chọn vùng thích hợp giữ vai trò quyết định trong sản xuất hữu cơ. Khí hậu ảnh hưởng gần như tất cả các khía cạnh sinh trưởng và chất lượng.

– Nhiệt độ thích nghi từ 13 oC đến 38 oC, khi nhiệt độ cao, hoa và lá rụng sớm.

– Mưa hoặc tưới quanh năm rất cần cho cây có múi, song, điều kiện khô và nóng trong ngày và nhiệt độ lạnh lúc về đêm là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển CCQ.

Mặc dù họ cam quýt phát triển trong một loạt các loại đất khác nhau, song chúng phát triển tốt nhất trong đất kết cấu tốt và độ sâu vừa phải, có hệ thống thoát nước tốt và khả năng dinh dưỡng cao. Đất có độ pH trung bình từ 5 đến 7 là một lợi thế cho cây có múi, vì chúng thường thích hợp cho sự sẵn có của các chất dinh dưỡng. Đất thoát nước tốt là cần thiết, vì tăng trưởng của cây bị giảm trong đất khô cằn hoặc nơi đất bị kết chặt. Hệ thống thoát nước kém gây ra nhiều bệnh như Phytophthora và các bệnh từ đất khác.

Ở vùng khí hậu cận nhiệt đới CCQ như Bưởi có thể cho sản lượng trong khoảng 20 đến 25 năm, trong khi khai thác ở các vùng nhiệt đới đạt tối đa ở mức 10 đến 15 năm vì áp lực sâu bệnh cao hơn ở những khu vực này.

1.2 Trồng cây

Vài tháng trước khi trồng cây bưởi/ họ cam quýt, nông dân có thể gieo cây họ đậu như đậu nhung (Mucuna spp.), cây lục lạc (Crotalaria spp.), hoặc đậu ván (Lablab purpureus)…, sau đó được cắt và phủ lên ngay trước khi trồng các cây họ cam quýt. Sau khi đất được làm giàu với các chất hữu cơ và 

đạm hữu cơ, cả hai kích thích hoạt động của vi sinh vật đất.

Mật độ trồng tối ưu trong vườn cho phép nhận ánh sáng và sự thông thoáng tối ưu khi trồng khoảng cách cây như Bưởi khoảng 8 m x 8 m. Khoảng cách này chừa không gian cho trồng xen. Các cây họ cam quýt nên trồng phù hợp, đảm bảo các điểm chồi nằm trên mặt đất để tránh việc những chồi tiếp đất dễ nhiễm bệnh thối rễ. Khoảng cách đủ cũng cần để ứng dụng phân hữu cơ và quản lý sâu bệnh hại.

Khi trồng áp dụng phân trộn vào các hố trồng để kích thích cây phát triển nhanh chóng. Tùy thuộc vào mùa trồng, cần tưới nước bổ sung hoặc thoát nước để hỗ trợ sự tăng trưởng của cây con.

Trồng cây ghép khi chồi mọc phía dưới chỗ tiếp hợp ghép phải được loại bỏ. Những chồi này, nếu không loại bỏ, sẽ làm chậm tăng trưởng hoặc tiêu diệt các phần chồi non của cành ghép.

1.3 Thiết kế vườn trồng mới

Thiết lập một vườn CCQ mới có lợi thế có thể tạo ra một hệ thống hữu cơ tối ưu bằng cách áp dụng các chiến lược sau :

– Tạo sự đa dạng – Trong vườn cây ăn quả có múi, đa dạng có thể được tạo ra bằng cách trồng các giống khác nhau trong vườn, trồng cây che phủ riêng trong các khoảng trống và dưới tán cây, cũng như trồng hàng rào và hoa dại nhằm tạo môi trường cho thiên địch xung quanh và trong vườn cây ăn quả.

– Trồng xen – Đối với nông dân sản xuất nhỏ, dựa vào chỉ một nguồn sản xuất cam quýt không thôi là không đủ, nhất là giai đoạn chưa khai thác. Do đó, trồng xen với cây hàng năm, ví dụ như ngô và đậu ở giai đoạn thiết lập vườn khoảng hai mùa hoặc xen với cây ăn quả như xoài hoặc bất kỳ cây dài hạn khác tại một khoảng cách rộng nhằm tăng hiệu quả tổng hợp. Các vườn cây ăn quả cũng có thể trồng xen với cây che phủ họ đậu vào giai đoạn sau của sự tăng trưởng của cây chính.

– Mật độ cây trồng – Sử dụng một mật độ phù hợp cho phép sử dụng ánh sáng tối ưu và thông khí tốt để kiểm soát nhiễm nấm, để cung cấp đủ ánh sáng/không gian cho trồng xen cũng như tạo không gian tốt tránh sâu bệnh cho vườn cây.

2. Cải thiện vườn đang sản xuất 

Vườn trồng cam quýt/bưởi cần sự đầu tư lâu dài. Một số loài cây có múi có thể được sản xuất cho đến 50 năm hoặc nhiều hơn. Tuổi thọ kinh tế hữu ích của cây trồng phụ thuộc vào khí hậu và điều kiện quản lý. Nông dân sản xuất hữu cơ có thể khai thác lâu dài hơn là một phần của chiến lược sử dụng đất bền vững trong sản xuất hữu cơ.

Hầu hết các vườn cây ăn quả có thể được cải thiện trở lại sản xuất cao hơn bằng cách áp dụng phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, các thực hành này cũng áp dụng cho vườn cây có múi mới thành lập nói chung.

2.1 Gia tăng sự đa dạng sinh học

Một trong những phương pháp hữu cơ quan trọng nhất là tăng cường đa dạng sinh học. Khi đa dạng sinh học mức độ cao làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tăng cường kiểm soát dịch hại sinh thái thông qua sự xuất hiện của loài chim và côn trùng trong hệ sinh thái rất đa dạng.

Có rất nhiều cách tăng cường đa dạng sinh học:

– Trồng xen – trong vườn cây có múi xen với cây hàng năm. Khoảng trống khi cây chưa giáp tán trồng xen cây hàng năm như đậu hoặc đậu Hà Lan và cây ngắn ngày khác.

– Trồng cây che phủ đất – giữa các hàng cây có múi bằng các loài cây họ đậu, cỏ chăn nuôi hoặc cây che phủ cho cây trồng. Cây có hoa như cỏ linh lăng (Medicago sativa), húng quế xanh (Ocinum basilicum), đậu … cung cấp môi trường sống hữu ích cho côn trùng có ích. Chúng cũng cải thiện điều kiện đất đai mà không cạnh tranh với các cây họ cam quýt.

– Kiểu Nông Lâm kết hợp – Ở một số nước, cây có múi được trộn lẫn với các loại cây khác trái cây như xoài, mít, chuối, cây cọ, cà phê, ca cao, cũng như với các cây họ đậu hoặc các loài cây khác. Trong khu vực có nhiều gió, cây chắn gió làm cho cây cam quýt tránh việc nhạy cảm với gió mạnh.

2.2 Tỉa cành, tạo tán thích hợp

Khi cây phát triển, các nhánh mọc trong tán và dưới thấp khó tiếp nhận ánh sáng. Phía ngoại vi của tán trở nên hữu hiệu trong khi các bộ phận cành bên trong vô hiệu hoặc không có trái hữu hiệu. Vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng ở mật độ vườn cây cao.  Vì vậy, cắt tỉa hàng năm duy trì ánh sáng và không khí thâm nhập qua vòm lá của các cây họ cam quýt và làm giảm độ ẩm xung quanh cây góp phần phòng chống sâu bệnh. Chiều cao cây nên được duy trì ở mức dưới hai lần khoảng cách trồng trong một hàng.

Ba loại kiểu tán cây chính của phương pháp cắt tỉa bao gồm : Nhóm lại để kiểm soát kích thước và hình dạng của cây; Thưa ra để cải thiện thông khí; và Tỉa chọn lọc để cắt bỏ các phần bị nhiễm sâu, bệnh của cây, đặc biệt là sau khi nhiễm Phytopthora hay bệnh greening.

Tỉa cành nên được thực hiện trong giai đoạn trưởng sinh dưỡng (trước khi ra hoa) của cây.

Các khuyến cáo cho nông dân liên quan đến cắt tỉa thích hợp gồm:

– Duy trì một gốc duy nhất lên đến một độ cao 100 cm, và gom tán lại hoặc phá vỡ chồi chính để kích thích các nhánh bên,

– Cho phép 3-4 nhánh chính để hình thành khuôn sườn tán của cây,

– Cắt bỏ bất kỳ nhánh phụ bên bao gồm cả những nhánh đang phát triển vào bên trong tán cây,

– Đảm bảo tất cả các nhánh bị bệnh và chết được loại bỏ thường xuyên.

3. Lựa chọn nguồn giống tốt khi thành lập vườn cây

Hầu hết các vườn trồng CCQ bao gồm các cây ghép kết hợp các thuộc tính tốt của cành ghép và gốc ghép. Tuy nhiên, sự lựa chọn gốc ghép cần phải có khả năng thích ứng với điều kiện  địa phương và chống chịu các bệnh nhiễm từ đất.

Khi chọn giống để sản xuất cành ghép, các yếu tố như chống bệnh, chịu hạn và chất lượng cũng như năng suất trái cần phải xem xét. Đấy là những yếu tố quan trọng trong sản xuất theo hướng hữu cơ. Một số giống tuy không cho năng suất cao nhưng chúng có thể thích nghi các điều kiện địa phương. Khi mua cây gống nên lựa chọn ở các vườn ươm tốt, có thương hiệu để đảm bảo không nhiễm bệnh, đặc biệt các bệnh vi rút và sâu hại do tính phù hợp của chồi ghép và gốc ghép được đảm bảo.

3.1 Trồng cây con trong vườn ươm

Việc sử dụng vị trí đất mới cho ươm cây con rất quan trọng trong sản xuất hữu cơ. Nó giúp giảm rủi ro của các bệnh nhiễm từ đất như Phytopthora, Tythium và dịch hại như tuyến trùng rất dễ bị nhiễm cho các loài cây họ cam quýt. Vị trí trồng cũng xử lý an toàn bằng việc phủ nilon màu đen trong ít nhất 2 ngày nắng nóng hoặc đốt bằng các tàn dư cây trồng trên mặt vị trí trồng cây con.

Những cây thuộc họ cam quýt thường nhân giống bằng ghép bằng cành ghép được ưa thích trên một gốc ghép thích hợp. Việc này đảm bảo cây mới có cùng các đặc điểm tốt như cây mẹ. Kiểu mắt ghép chữ T là cách phổ biến đối với cây có múi. Song, kiểu ghép chồi này nên tiến hành trong các tháng có thời tiết ấm áp (không vào thời kỳ lạnh và thời kỳ khô). Cây được ghép thường sẵn sàng cho việc trồng ra vườn từ 4 – 6 tháng sau ra chồi. Gốc ghép họ cây có múi thường sẵn sàng cho việc ghép từ 6 – 7 tháng từ khi trồng. Trường hợp nông dân mua cây con ghép sẵn hoặc cây giống được chọn thì bỏ qua giai đoạn ghép.

3.2 Các khuyến cáo cho nông dân chuẩn bị gốc ghép

– Chọn hạt giống từ các cây mẹ mọc khỏe mạnh và cường tráng mà không phải cây ghép hoặc cây đang ra chồi. Lấy hạt đem ngâm trong nước ấm 55oC trong 10 phút,

– Gieo ngay hạt đã ngâm trên luống, dùng phân trộn hữu cơ lấp hạt,

– Tưới nước ẩm đều đặn cho đến khi nẩy mầm. Hạt mọc cây sau 2-3 tuần. Nếu cây mọc bị tắc nghẽn, nhỗ thưa cây để chúng mọc khỏe, tránh sâu bệnh,

– Cây con sẵn sàng cho việc chọn, nhỗ trồng trong túi nilon khi chúng có 2 cặp lá và 1 chồi,

– Cây con thường sẵn sàng cho ra chồi khi có đường kính bằng cây bút chì hoặc 6 – 8 tháng sau khi nẩy mầm,

– Bệnh chết rạp cây con (dumping off) là bệnh nguy hiểm trong điều kiện đất ướt và cây mọc dày, bị che bóng.

3.3 Trồng gốc ghép cây co múi

Che cây con tránh nước mưa nhằm giảm ướt trên lá để giảm nhiễm nấm bệnh trên lá như bệnh đốm lá Cercospora. Côn trùng như rệp aphids, sâu đục lá…có thể tấn công. Các loài côn trùng này có thể sử dụng các chất chiết xuất từ thảo mộc như cây neem hoặc cây cốt khí để phòng trừ.

Kỹ thuật tạo chồi cho gốc ghép:

– Chọn những cây khỏe từ đó tuyển chọn cành ghép chồi. Cắt bằng dao sắc bén một số cành, dài khoảng 30 cm,

– Chọn những cây con sẽ ghép có chiều cao hơn 30 cm nhằm đảm bảo rằng sự đâm chồi diễn ra tại điểm cách mặt đất khoảng 30 cm, không cao hơn, gần mặt đất giúp việc ghép dễ dàng, cành ghép nhận dinh dưỡng, nước và nhựa cây không bị pha loãng. Nếu cao hơn khó ghép và cành ghép dễ bị khô và lâu khỏe. Ghép trước khi ra chồi, rất dễ kiểm tra nếu vỏ cây lột dễ dàng chỉ ra rằng cây con đang trải qua sự tăng trưởng tích cực và sẵn sàng đâm chồi.

– Làm một vết cắt hình chữ T dài khoảng 4 cm tại vị trí ghép bằng dao bén, mở võ thân cây, rồi tiếp tục cắt thật ngọt dưới võ sâu vào phần gỗ cây con.

– Nhấc thanh chồi đầu tiên và chọn chồi lớn nhất. Dùng dạo bén, lát nhẹ nhàng chồi với phần võ và phần thân gỗ dính với chồi. Cẩn thận tránh chạm ngón tay vào mặt cắt vì như vậy làm giảm sự kết nối các chồi vào gốc ghép.

– Mở miếng võ cây đã cắt hình chữ T trước đây rồi gắn chồi ghép vào một cách nhẹ nhàng bắt đầu trên đỉnh chữ T và di chuyển nhẹ nhàng chồi xuống dưới chữ T. Bảo đảm chồi được gắn chính xác đúng hướng như nó đã có hướng từ thanh chồi được chọn.

– Buộc dây băng chồi ghép phía dưới và phía trên chỗ ghép nhằm giữ chặt chồi ghép và làm cho chồi ghéo dễ dàng kết hợp vào phần gỗ của cây. Buộc dây cũng nhằm chống mất nước và mô phát triển quá mức tại vị trí ghép. Chồi ghép cũng nên được bọc toàn bộ.

– Tháo dây băng khi chồi bắt đầu mọc sau khoảng 2-3 tuần, và tiếp tục lặt bỏ tất cả chồi gốc ghép, kể cả chồi ngọn tạo điều kiện cho chồi mới được ghép có khả năng phát triển khỏe mạnh.

Nông dân có thể thực hành thử trên các cây già trước khi thực sự áp dụng cho cây con.

4.Cải thiện dinh dưỡng đất  

Việc xây dựng và duy trì một mảnh đất màu mỡ ngày càng tăng là một mục tiêu trọng tâm trong vườn CCQ hữu cơ. Quản lý đất cẩn thận là đặc biệt quan trọng trong vùng nóng-ẩm, nơi có lượng mưa lớn và bức xạ mặt trời mạnh mẽ thúc đẩy suy thoái đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất.

Các công cụ cơ bản của quản lý chất hữu cơ trong đất và sức khỏe đất phụ thuộc lẫn nhau và ảnh hưởng đến phát triển cây, năng suất quả và chất lượng quả. Kỹ thuật quản lý đất có liên quan với các vườn cam quýt hữu cơ bao gồm:

– Kiểm soát xói mòn đất

– Sử dụng cây che phủ (thực vật dưới tán) hoặc lớp phủ

– Phương pháp nông lâm kết hợp và trồng xen canh

– Ứng dụng mạnh phân trộn (compost).

– Áp dụng kiểu làm đất tối thiểu

5. Quản lý cỏ dại thích hợp

Trồng cây che phủ phải cắt giảm khi chúng bắt đầu cạnh tranh với các cây họ cam quýt. Làm cỏ bằng tay khi cỏ dại bắt đầu chiếm ưu thế. Không dùng thuốc diệt cỏ.

Nếu công cụ hoặc máy móc được sử dụng để diệt cỏ, cần tránh gây vết thương trên thân cây và rễ cây, vì chúng có thể trở thành điểm xâm nhập bệnh trong đất gây ra.

Trong vườn được trồng mới, đất tốt nhất khi được trồng bao phủ bởi lớp cây cỏ/họ đậu che phủ.

6. Quản lý sâu bệnh

Quản lý hiệu quả các bệnh cam quýt đầu tiên đòi hỏi áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa để tránh nhiễm nặng:

– Lựa chọn giống phù hợp có các chồi và gốc ghép được thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương, tăng sức đề kháng và giảm bớt sâu bệnh.

– Giám sát thường xuyên của các vườn cây ăn quả cho phép xác định sớm các bệnh nhiễm và can thiệp kịp thời trước khi thiệt hại lớn xảy ra.

– Một môi trường sống đa dạng bao gồm thiết kế kiểu vườn, hàng rào, dải hoa và cây nông lâm kết hợp tăng cường thiên địch của sâu bệnh.

-Quản lý phù hợp sự màu mỡ của đất cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của cây.

– Tỉa cành, tạo tán phù hợp và tăng sự thông khí của vườn cây ăn quả.

– Diệt và phá hủy các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh làm giảm áp lực sâu bệnh hại trong vườn.

Để kiểm soát trực tiếp, thuốc trừ sâu tự nhiên như hoa cúc, cây thuốc cá, cây neem, xà phòng, chất khoáng và dầu thực vật cũng như các kỹ thuật đánh bẫy được sử dụng trong sản xuất CCQ hữu cơ. Cây vườn ươm và đồng ruộng có thể được bảo vệ bằng thuốc xịt thông thường với thuốc diệt nấm đồng như Bordeaux hỗn hợp hoặc đồng oxychloride. Tuy nhiên, thuốc xịt như vậy phải được sự chấp thuận của cơ quan chứng nhận trong trường hợp sản xuất cam quýt hữu cơ cần phải được chứng nhận.

7. Quản lý nước và tưới tiêu

Cây họ cam quýt có khả năng chịu được hạn, vì lá của chúng được bao phủ bằng sáp. Tuy nhiên, ngay cả ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm với tổng lượng mưa khá đầy đủ. Cần tưới trong thời kỳ khô hạn, đặc biệt là trong và sau khi ra hoa, để đảm bảo đủ nước, cải thiện ra hoa, đậu trái, tăng kích cỡ quả và hàm lượng nước trong trái cây.

Nước cần có chất lượng tốt, không có hóa chất độc hại, kim loại nặng, vi khuẩn độc hại và muối. Phân tích nước thường xuyên là yêu cầu qua trọng bắt buộc trong chứng nhận hữu cơ. Việc làm bảo tồn nước trong đất như lớp phủ hoặc cây phủ cũng rất cần thiết đặc biệt là trong vườn cây non.

Áp dụng kiểu thực hành tưới nước chi phí thấp, đặc biệt là đối với họ cam quýt được trồng mới như tưới nhỏ giọt, hoặc dùng hệ thống bình nước bằng nhựa đặt gần gốc của mỗi cây để cung cấp nước. Các bình chứa đầy nước và đục lỗ ở phía dưới hoặc trên nắp để nước có thể chảy liên tục vào đất xung quanh cây. Khi tưới nước được hoàn tất, các bình nước được nạp lại.

8. Giảm tổn thất sau thu hoạch

Tổn thất sau thu hoạch trong họ cam quýt có thể rất lớn. Các nguyên nhân chính cho các tổn thất đó là:

– Thu hoạch non hoặc quá chín

– Thiệt hại cơ giới trong khi thu hoạch, vận chuyển và phân phối

– Do mất nước (héo), do xử lý kém

– Do phân rã do nấm mốc màu xanh các loại và côn trùng hại chủ yếu là do ruồi dấm Địa Trung Hải gây ra. \

Thu hoạch kịp thời: Cam quýt không tiếp tục chín sau khi thu hoạch. Do đó, nên được chọn ngày thu hoạch lúc chín tối ưu. Trái non hoặc quá chín có xu hướng giảm chất lượng. Chỉ số kỳ hạn thu hoạch tối ưu phổ biến nhất được sử dụng bởi người nông dân là màu sắc trái cây và kích thước.

Thu hoạch cam quýt tươi cho thị trường được thực hiện bằng tay. Thông thường, trái cây được cắt tay và đựng trong túi chọn, sau đó chuyển giao cho container và sau đó vận chuyển đến đóng gói tại nhà đóng gói rồi chuyển trực tiếp đến thị trường. Tuy nhiên, một số cơ sở thường phân loại và được thực hiện trong quá trình chọn trái, phân loại và loại bỏ quả hỏng.

9. Tiếp thị và cấp giấy chứng nhận hữu cơ

Hiện nay sản xuất trái cây họ cam quýt hữu cơ vẫn còn ít, chỉ hơn 2 – 3% trong tổng sản lượng trái họ cam quýt toàn cầu. Tuy nhiên, nó đang gia tăng hàng năm song song với nhu cầu phát triển ngày càng tăng cho các sản phẩm hữu cơ và họ cam quýt được chứng nhận hữu cơ. Song vẫn còn nhỏ trong thị trường nội địa một số quốc gia đang xuất khẩu các loại nước ép cam quýt hữu cơ sang châu Âu. Một số nước nhu cầu trái cây họ cam quýt tự nhiên phát triển với đầu vào thuốc trừ sâu thấp hoặc hoàn toàn đạt chuẩn hữu cơ. Tuy nhiên, thị trường cung cấp còn rất thiếu, vì vậy là cơ hội rất tốt cho sự tăng trưởng sản xuất hữu cơ trong tương lai. Việc quyết định xác nhận sản xuất cam quýt theo hữu cơ hoặc đạt tiêu chuẩn chứng nhận dựa trên nhu cầu thị trường cụ thể và tiềm năng của khách hàng.

TS. Nguyễn Công Thành

Phân loại tin: