(GRAISEA 2.0) Họp triển khai dự án (Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á) tại địa bàn huyện An Minh

Ngày 26 tháng 4 năm 2019, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và phát triển nông thôn (RECERD) phối hợp với Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Kiên Giang tổ chức hoạt động “Họp triển khai dự án GRAISEA 2.0 (Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á) tại địa bàn huyện An Minh” và “Tập huấn phương pháp đánh giá rủi ro (VRA) của sản xuất nông trong chuổi giá trị lúa gạo”.

 
Tham dự gồm có:
 
Ban quản lí dự án Graisea 2.0 (RECERD)
Đại diện của Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Kiên Giang
Đại diện của Phòng Nông Nghiệp huyện An Minh
Đại diện Trạm Khuyến Nông huyện An Minh
Đại diện Hội Phụ Nữ huyện An Minh
Đại diện Ủy Ban Nhân Nhân Xã vùng dự án
Đại diện các HTX huyện An Minh
Đại diện công ty Đại Dương Xanh
 
Mục đích của cuộc họp:
  1. Giới thiệu tổng quan các hợp phần dự án GRAISEA 2 – chuỗi lúa gạo giai đoạn 2018-2021. Trao đổi chi tiết về nhu cầu thực tế của địa phương, các HTX khi tham gia dự án, từ đây ban quản lí dự án Graisea 2.0 tại RECERD căn cứ xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp.

  2. Tập huấn về công cụ VRA (Vulnerability and Risk Assessment (Đánh giá tính dễ tổn thương và rủi ro) cho các đối tác địa phương, từ đó tìm ra các khó khăn, thách thức trong các rủi ro và các vấn đề trong chuỗi giá trị lúa gạo từ đó xây dựng kế hoạch hành động phù hợp

 
Hình 1: TS Nguyễn Công Thành trình bày chi tiết dự án Graisea 2.0
 
 
Hình 2: TS Phạm Thị Bé Tư trình bày kế hoạch hành động trong năm 1
 
Kết thúc buổi thảo luận, ban quản lí dự án đã nắm được hiện trạng sản xuất thực tế ở vùng lúa – tôm hữu cơ. Từ đây ban quản lí dự án có thể xác định được nhu cầu và xây dựng kế hoạch hành động phù hợp trong thời gian sắp tới.
Trong cùng ngày nhóm dự án RECERD đã tổ chức “Tập huấn phương pháp đánh giá rủi ro (VRA) của sản xuất nông trong chuổi giá trị lúa gạo” cho các bên có liên quan.
  • Cùng nhau thảo luận xác định các Mối nguy (Hazards), Vấn đề (Issue) và các Nhóm xã hội dễ bị tác động với rũi ro trong sản xuất (Social Groups) tại địa phương.

 
Hình 3: Các bên trình bày kết quả thảo thuận về các vấn đề liên quan trong hội thảo
 
 
Hình 4: Trưởng phòng nông nghiệp huyện An Minh, ông Lê Văn Khanh trình bày các Hazards, Issue, và Social Groups tại địa phương
  • Xác định rủi ro, vấn đề nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, sinh kế của người dân và các nhóm xã hội.

  • Thúc đẩy các cá nhân tham gia tập huấn thảo luận đưa ra các giải pháp khắc phục các rủi ro và vấn đề đó.

  • Lựa chọn các giải pháp phù hợp để triền khái.

  • Xây dựng khung kế hoạch hành động cụ thể.

Qua buổi tập huấn đã xác định được những rủi ro và vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến thu nhập và sinh kế của người dân. Ngoài ra dựa vào kế quả phân tích giải pháp, xây dựng khung kế hoạch hành động cụ thể, nhóm dự án đã nắm bắt được nhu cầu thực tiễn tại địa phương để xây dựng kế hoạch hành động phù hợp.
 
Tuấn Anh

Phân loại tin: