TOR - ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CƠ GIỚI TRONG KHÂU THU HOẠCH TẠI VÙNG LÚA TÔM KIÊN GIANG

 
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
 
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CƠ GIỚI TRONG KHÂU THU HOẠCH TẠI VÙNG LÚA TÔM KIÊN GIANG
 
I. THÔNG TIN CHUNG
 
RECERD
Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD) là Tổ chức Khoa học Công nghệ ngoài nhà nước thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Trung tâm đã thực hiện thành công trên 10 dự án, chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát triển cộng đồng và bình đẳng giới.
 
GRAISEA 2
Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm trong chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam (GRAISEA 2)” được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) nhằm tạo ra những thay đổi tích cực về mặt sinh kế cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở cấp quốc gia và khu vực, nâng cao vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế thông qua thúc đẩy các bên liên quan thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm. Dự án thúc đẩy các phương thức sản xuất, kinh doanh bền vững của người nông dân (ví dụ sản xuất lúa gạo theo hướng tiêu chuẩn SRP, mô hình tôm lúa kết hợp), nâng cao hiệu quả mô hình liên kết nông dân-doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, cải thiện khung pháp lý để tối đa hóa sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, công bằng.
Trong khuôn khổ Dự án Graisea 2.0, RECERD xây các chiến lược can thiệp liên quan đến việc hỗ trợ hình thành/thí điểm các mô hình thích ứng biến đổi khí hậu, các thực hành đổi mới phương pháp canh tác, đặc biệt là việc cải thiện các tồn tại trong mô hình tôm lúa kết hợp tại tỉnh Kiên Giang. Đây là mô hình sản xuất thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Mô hình ít tác động đến môi trường do các đặc điểm của của hệ thống canh tác thuận tự nhiên, tôm nuôi trong ruộng lúa với mật độ thấp, chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên, chi phí thức ăn thấp, ít dịch bệnh, tôm nuôi thương phẩm có chất lượng. Bên cạnh đó, cây lúa hấp thu các chất dinh dưỡng từ các quá trình chuyển hóa sản phẩm thải từ nuôi tôm và đặc biệt đây là mô hình tỏa ra ưu thế tại các khu vực sinh thái ven biển bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xâm nhập mặn. Mô hình đã tồn tại và ngày càng được mở rộng và thay thế các mô hệ thống canh tác ven biển do sự tiến sâu của nước biển dưới tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, băng tan, mực nước biển dâng. Mô hình đã tồn tại và ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật, thời vụ, đối tượng canh tác đã được người nông dân bố trí thích hợp tùy vào đặc điểm từng vùng. Qui trình canh tác tôm lúa đã được các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị đầy đủ. Tuy nhiên, hiện trạng một diện tích tôm lúa vẫn được thu hoạch thủ công do nhiều nguyên nhân, chi phí sản xuất lớn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế cho người nông dân. Áp dụng cơ giới vào khâu thu hoạch là vấn đề cấp thiết cần được áp dụng và nhân rộng. Vì vậy, trước khi thí điểm sáng kiến áp dụng cơ giới vào khâu thu hoạch trong mô hình tôm lúa, RECERD cần tuyển dụng một nhóm chuyên gia có đủ năng lực chuyên môn và uy tín tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng và khả năng ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch trong mô hình lúa tôm tại vùng địa bàn tỉnh Kiên Giang.
 
 II. MỤC TIÊU
 
1. Khảo sát hiện trạng sản xuất, tỷ lệ cơ giới trong canh tác lúa của vùng lúa tôm An Minh, An Biên (Kiên Giang) và một số vùng lúa tôm tại ĐBSCL
 
2. Xác định các nguyên nhân hạn chế tỷ lệ sử dụng cơ giới trong thu hoạch của vùng lúa tôm An Minh, An Biên Kiên Giang.
 
3. Đưa ra các đánh giá về sáng kiến “Áp dụng cơ giới ở HTX Thuận Phát”
 
4. Đề xuất các giải pháp/chính sách thúc đẩy áp dụng máy móc cơ giới trong thu hoạch lúa của vùng An Minh, An Biên, Kiên Giang.
 
III. PHẠM VI CÔNG VIỆC VÀ THỜI GIAN
 
* Phạm vi công việc
- Lược khảo tài liệu liên quan.
- Thảo luận làm việc với Ban quản lý dự án RECERD về phương pháp và cách thức triển khai hoạt động.
- Xây dựng, khung báo cáo, bộ công cụ, phiếu điều tra mẫu, bộ công cụ đánh giá…
- Thực hiện khảo sát, đánh giá tại thực địa.
- Hoàn thành báo cáo draft và báo cáo final.
* Thời gian: hoạt động sẽ đươc triển khai trong tháng 4 và tháng 5 năm 2022.
 
IV. SẢN PHẨM ĐẦU RA
 
Nhóm chuyên gia cần đạt được các sản phẩm đầu ra sau
  1. Đề xuất triển khai
  2. Biểu mẫu phỏng vấn khảo sát
  3. Danh sách phỏng vấn khi đánh giá
  4. Báo cáo Đánh giá final
 
V. YÊU CẦU VỚI NHÓM CHUYÊN GIA
 
Nhóm chuyên gia cần đạt được các tiêu chí sau đây:
 
  • Trình độ: Trình độ Thạc sĩ trở lên, có trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lúa gạo.
  •  Am hiểu về các hệ thống canh tác, các mô hình sản xuất lúa – tôm kết hợp, các mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu. luân canh, xen canh,…
  • Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức Phi chính phủ và có hiểu biết về cách tiếp cận của Oxfam trong các dự án phát triển là một lợi thế;
  • Cam kết và chuyên nghiệp trong việc đảm bảo tiến độ công việc;
  • Có khả năng giao tiếp hiệu quả đặc biệt là khi làm việc với cộng đồng;
  • Kỹ năng viết báo cáo và Microsoft word.
 
VI. ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
 
Đề xuất dự án bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh cần được gửi về bộ phận Tuyển dụng của Recerd  trước 5.pm ngày 30 tháng 03 năm 2022 theo địa chỉ:
Ông:   Nguyễn Tuấn Anh
Chức vụ: Điều phối viên dự án GRAISEA 2 (Chuỗi lúa)
              Trung Tâm Nghiên cứu Tài Nguyên và Phát Triển Nông Thôn
Số máy lẻ: +84 292 3846 840   Di động: +84 387 008 496
 
Đề xuất dự án bao gồm:
  • Sơ yếu lý lịch và kinh nghiệm làm việc liên quan của nhóm chuyên gia
  • Đề xuất kỹ thuật, Kế hoạch triển khai hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu nói trên trong thời gian quy định
  • Bảng ngân sách chi tiết
 
Ghi chú: RECERD là một nhà tuyển dụng công bằng. Chỉ những thí sinh tiềm năng nhất mới được liên hệ. 
 

Phân loại tin: