VÙNG NUÔI NGAO ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM ÁP DỤNG ASC

Ngành thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trong giai đoạn qua, kinh tế thủy sản đóng góp vào GDP chung toàn quốc bình quân khoảng trên 3%. Ngành thủy sản đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho khoảng gần 5 triệu lao động, đồng thời nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà còn cả vùng đảo, vùng núi.

img_9605_0.jpg

Cùng với xu thế phát triển đó, nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi nhuyễn thể nói riêng chuyển biến tích cực từ tự cung tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung hướng đến xuất khẩu. Đến nay, Việt Nam có trên 40.000 ha nuôi nhuyễn thể với sản lượng  khoảng 265.000 tấn/năm, các sản phẩm nhuyễn thể (trong đó có ngao) của Việt Nam được xuất sang 57 thị trường trên thế giới, trong đó có một số thị trường chính như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Australia....tạo công văn việc làm cho khoảng 200.000 lao động và đạt giá trị xuất khẩu 785 triệu USD vào năm 2018. 

68941347_2935722426442536_6572570452860862464_n.jpg

Là một trong bốn sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam, những năm vừa qua ngành ngao/nghêu đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và đang hướng đến mục tiêu 2020, nghêu, sò nuôi sẽ đạt tổng diện tích 48.370ha; năng suất trung bình 8,27 tấn/ha; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 150 triệu USD. Tuy nhiên ngành ngao/nghêu thời gian vừa qua cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

+ Trong nuôi trồng là ô nhiễm môi trường và dịch bệnh diễn ra thường xuyên, biến đổi khí hậu và năng suất nuôi chưa cao.

+ Trong chế biến là vấn đề bảo quản sản phẩm, cải tiến công nghệ, kỹ thuật và sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.

+ Trong thương mại, thúc đẩy thị trường là vấn đề rào cản kỹ thuật, vấn đề kiểm dịch, truy suất nguồn gốc sản phẩm, yêu cầu ngày càng cao của nước nhập khẩu và hệ thống chứng nhận dày đặc.

Trước bối cảnh hội nhập toàn cầu EVFTA, TPP...đặt ra cho chúng ta phải phát triển bền vững, sản xuất theo hướng chứng nhận quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm và thúc đẩy các chương trình, dự án tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi giá trị để nâng cao giá trị, thương hiệu cho ngành ngao Việt Nam.

 

69081539_2935722376442541_4498048163097083904_n.jpg

 

Hướng tới kinh doanh cùng người sản xuất quy mô nhỏ, góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu cho ngành ngao tỉnh Nam Định, với sự hỗ trợ của Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng Thuỷ sản bền vững (ICAFIS), Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD), Công ty TNHH thuỷ sản Lenger Việt Nam triển khai dự án “Chuỗi giá trị ngao theo ASC tỉnh Nam Định – Công ty TNHH thuỷ sản Lenger Việt Nam”, Lễ ký kết được tổ chức vào ngày 22/8/2019 ghi nhận một mốc son quan trọng trong “NÂNG TẦM NGAO VIỆT”, tại đây các bên liên quan trong chuỗi giá trị ngao tỉnh Nam Định và cơ quan quản lý nhà nước cũng “ký kết thảo thuận hợp tác xây dựng chuỗi ngao tỉnh Nam Định” hướng đến đạt chứng nhận quốc tế ASC, đây sẽ là đơn vị đầu tiên trên thế giới và tại Việt Nam thực hiện áp dụng chứng nhận ASC cho sản phẩm ngao/nghêu.

 

69102616_2372594479629473_3937249631808782336_n.jpg

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN:

Dự án “Chuỗi giá trị ngao theo ASC tỉnh Nam Định – Công ty TNHH thuỷ sản Lenger Việt Nam” được phối hợp triển khai giữa Công ty TNHH thuỷ sản Lenger Việt Nam với Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định và các cơ quan, ban ngành địa phương, với sự tư vấn, hỗ trợ của Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng thuỷ sản bền vững (ICAFIS), Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD). Dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 8 năm 2019 và hướng tới đạt chứng nhận ASC vào giữa năm 2020, những năm tiếp theo sẽ mở rộng và duy trì diện tích đạt chứng nhận ASC.

 

Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam

69080354_2304929146413991_2858239549383901184_n.jpg

Tập đoàn Lenger Seafoods, Hà Lan, với kinh nghiệm nuôi trồng , đánh bắt và chế biến các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ hơn 90 năm nay , là một trong những tập đoàn thủy sản có uy tín ở châu Âu đã quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến ngao với các dây chuyền công nghệ chế biến khá hiện đại tại Tp. Nam Định và được UBND tỉnh Nam Định cấp Giấy phép đầu tư số 13/GP-NĐ ngày 12/7/2006, hướng tới  một ngành công nghiệp thủy sản mới sau tôm và cá tra : nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thương mại các sản phẩm ngao.

Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam tại Tp Nam Định  được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu và sản xuất tại Việt Nam và có đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, được đào tạo căn bản, có Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSSC 22000. sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, ổn định , phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đã nhanh chóng có thị phần ổn định tại thị trường Châu Âu, Mỹ...và thị trường trong nước.

Tại thị trường trong nước, các sản phẩm ngao của nhà máy được chào bán ở hầu hết các siêu thị lớn của Việt Nam như Vinmart cùng hệ thống cửa hàng tiện lợi V+, Big C, Sài Gòn Coopmart, ...cùng nhiều cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội , Tp HCM, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác. Sản phẩm ngao của nhà máy cũng đã được giới thiệu bán với số lượng ngày càng lớn tại các chuỗi nhà hàng lớn như Gold Gate / Cổng Vàng, Red Sun/ mặt trời đỏ, Food center...

ICAFIS

img_9603.jpg

 

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS)  thuộc Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) phụ trách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuỷ sản của Hội, từ khi thành lập tới nay ICAFIS đã triển khai gần 50 dự án góp phần nâng cao hình ảnh, giá trị thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh của ngành thuỷ sản Việt Nam, hỗ trợ nâng cao năng lực người dân tham gia hội nhập cùng cộng đồng quốc tế. 

Trước bối cảnh hội nhập toàn cầu ICAFIS được xác định là đơn vị “hàng đầu” trong thúc đẩy phát triển, xây dựng “chuỗi giá trị sản phẩm ngành thuỷ sản”, một số dự án tiêu biểu như: Dự án Phát triển chuỗi giá trị sản xuất Tôm Bền vững - Công bằng tại Việt Nam (SusV) được triển khai tại ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; Dự án Phát triển bền vững và toàn diễn chuỗi giá trị nghêu/ngao tại Việt Nam(SCBV) được triển khai tại Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh; Dự án hợp tác công tư trong chuỗi cá ngừ Việt Nam được triển khai tại 10 tỉnh ven biển từ Đà Nẵng tới Kiên Giang…

Với những đóng góp lớn lao cho ngành thuỷ sản Việt Nam, năm 2015 ICAFIS vinh hạnh được Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam”.

 

RECERD

img_9611.jpg

Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD)được thành lập từ năm 2011, là đơn vị tư vấn hàng đầu trong thực hiện các dự án liên quan đến quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Đào tạo, tư vấn áp dụng các hệ thống chứng chỉ bền vững nông lâm thủy sản như SRP, ASC, VietGAP, GlobalGAP, ACC/BAP, MSC, FSC, FOS, Naturland, Organics; tư vấn, đánh giá các Chứng chỉ về thực hành trách nhiệm xã hội CSR như: SA8000, BSCI, ISO 26000.. Theo yêu cầu các thị trường thương mại tự do như Liên minh EU, CP TPP, EVFTA và các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia…

Từ khi thành lập tới nay RECERD đã tham gia hỗ trợ cho trên 50 dự án áp dụng chứng nhận trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản. Một số dự án tiêu biểu như: i) dự án trại cá tra đầu tiên đạt chứng nhận ASC của công ty Vĩnh Hoàn; ii) Dự án hỗ trợ áp dụng chứng nhận ASC cho 30 HTX tại Đồng bằng Sông Cửu Long cùng ICAFIS và WWF; iii) Dự án hỗ trợ áp dụng trách nhiệm xã hội CSR cho trên 30 nhà máy chế biến thuỷ sản tại ĐBSCL cùng ICAFIS…

 

Nguồn: http://icafis.vn/vi/icafisvung-nuoi-ngao-dau-tien-tai-viet-nam-ap-dung-asc

 

 

 

Phân loại tin: