PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHI HỘI NGHỀ CÁ Ở THỪA THIÊN HUẾ
Tư tưởng dựa vào dân xuyên suốt trong quá trình quản lý đất nước Việt Nam từ lâu đời. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước đã nhiều lần các Chính sách của Đảng, Nhà nước cũng vận dụng trên nền tảng tư tưởng này như những khái niệm: “quyền làm chủ tập thể”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “phát huy dân chủ cơ sở”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “phân quyền quản lý”...
Tuy nhiên, vận dụng thực hiện chúng thật không đơn giản. Đây chính là khâu yếu nhất trong quá trình đưa Chính sách, Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống. Làm thế nào để vận dụng tư tưởng dựa vào dân một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo, khoa học cho phù hợp với Ngành Thuỷ sản là một vấn đề khó khăn, phức tạp.
Xuất phát từ việc tìm hiểu và phát huy tinh hoa truyền thống quản lý nghề cá tại đầm phá Thừa Thiên Huế, cơ bản dựa trên các vạn chài trong quá khứ, tạo nên một hệ thống quản lý thuỷ sản xuyên suốt. Nghiên cứu các hình thức quản lý truyền thống từ nhiều thế kỷ trước, dù có nhiều hạn chế về trình độ hơn ngày nay rất nhiều nhưng do được giao quyền các “vạn chài” cũng tự tổ chức, dàn xếp, quản lý được cùng nhau rất tốt.
Nhìn ra thế giới, Nhật Bản sử dụng hệ thống Hiệp hội nghề cá (Fisheries Cooperative Association) để quản lý nghề cá ven bờ Nhật Bản một cách ấn tượng. Hàn Quốc thì cấp "nghề cá làng" chỉ cho các Hội khai thác của làng để quản lý. Cambodia trong vòng gần 10 năm trở lại đây đã phát triển hệ thống "nghề cá cộng đồng", đến nay đã có khoảng 800 tổ chức "nghề cá cộng đồng" góp phần cùng Nhà nước quản lý thuỷ sản ngày một tốt hơn.
Trở lại Việt Nam, các mô hình triển khai về đồng quản lý, quản lý dựa vào cộng đồng đã được thử nghiệm ở nhiều nơi trong hơn mười năm gần đây. Tuy nhiên, những nghiên cứu - triển khai quản lý nghề cá dựa vào dân trong thời gian qua bộc lộ nhiều thiếu sót, suy cho cùng bởi thiếu tính hệ thống của tổ chức. Các "tổ tự quản", "nhóm nòng cốt"... dần biến mất khi Dự án kết thúc, nguồn động lực đã tắt trong ngư dân.
Từ đó, ý tưởng dựa vào tổ chức chính thống, hội nghề cá và quyền đánh cá, quyền sử dụng lãnh thổ trong nghề cá (Territorial Use Rights in Fisheries) cho các Hội Nghề cá, như là một động lực lâu dài, khuyến khích ngư dân tham gia quản lý thuỷ sản, được xem như là giả thuyết khoa học để triển khai hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên, vận dụng thực hiện chúng thật không đơn giản. Đây chính là khâu yếu nhất trong quá trình đưa Chính sách, Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống. Làm thế nào để vận dụng tư tưởng dựa vào dân một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo, khoa học cho phù hợp với Ngành Thuỷ sản là một vấn đề khó khăn, phức tạp.
Xuất phát từ việc tìm hiểu và phát huy tinh hoa truyền thống quản lý nghề cá tại đầm phá Thừa Thiên Huế, cơ bản dựa trên các vạn chài trong quá khứ, tạo nên một hệ thống quản lý thuỷ sản xuyên suốt. Nghiên cứu các hình thức quản lý truyền thống từ nhiều thế kỷ trước, dù có nhiều hạn chế về trình độ hơn ngày nay rất nhiều nhưng do được giao quyền các “vạn chài” cũng tự tổ chức, dàn xếp, quản lý được cùng nhau rất tốt.
Nhìn ra thế giới, Nhật Bản sử dụng hệ thống Hiệp hội nghề cá (Fisheries Cooperative Association) để quản lý nghề cá ven bờ Nhật Bản một cách ấn tượng. Hàn Quốc thì cấp "nghề cá làng" chỉ cho các Hội khai thác của làng để quản lý. Cambodia trong vòng gần 10 năm trở lại đây đã phát triển hệ thống "nghề cá cộng đồng", đến nay đã có khoảng 800 tổ chức "nghề cá cộng đồng" góp phần cùng Nhà nước quản lý thuỷ sản ngày một tốt hơn.
Trở lại Việt Nam, các mô hình triển khai về đồng quản lý, quản lý dựa vào cộng đồng đã được thử nghiệm ở nhiều nơi trong hơn mười năm gần đây. Tuy nhiên, những nghiên cứu - triển khai quản lý nghề cá dựa vào dân trong thời gian qua bộc lộ nhiều thiếu sót, suy cho cùng bởi thiếu tính hệ thống của tổ chức. Các "tổ tự quản", "nhóm nòng cốt"... dần biến mất khi Dự án kết thúc, nguồn động lực đã tắt trong ngư dân.
Từ đó, ý tưởng dựa vào tổ chức chính thống, hội nghề cá và quyền đánh cá, quyền sử dụng lãnh thổ trong nghề cá (Territorial Use Rights in Fisheries) cho các Hội Nghề cá, như là một động lực lâu dài, khuyến khích ngư dân tham gia quản lý thuỷ sản, được xem như là giả thuyết khoa học để triển khai hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên Huế.