Giới thiệu chung

RECERD

Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD) là:

  • Tổ chức Khoa học Công nghệ ngoài nhà nước

  • Thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

  • Hoạt động theo Giấy phép KHCN số A958 của Bộ trưởng Bộ KHCN cấp ngày 30/01/11

 
  • Trung tâm có trụ sở chính tại Hà Nội và có Chi nhánh Trung tâm vùng ĐBSCL tại tp.Cần Thơ

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI PHÍA NAM CỦA RECERD

 

 
Văn phòng phía Nam của RECERD có 02 mảng hoạt động chính:
 
  • Mảng dự án: Dành cho các hoạt động phi lợi nhuận, phục vụ các đối tượng yếu thế trong các chuỗi nông sản thực phẩm như nông dân sản xuất nhỏ, công nhân trong các nhà máy chế biến thực phẩm v.v… nhằm giúp cải thiện môi trường sản xuất, tiến bộ xã hội thông qua các hoạt động hỗ trợ có mục tiêu. Đối tác của mảng dự án thường là các Ban quản lý dự án (ODA), các tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan khuyến nông, HTX, Tổ sản xuất, các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, thủy sản.

  • Mảng dịch vụ tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, cụ thể của đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp, các tổ chức NGO, các BQL dự án gồm cả dự án ODA. Mảng dịch vụ tạo ra lợi nhuận duy trì kết nối hoạt động nhân sự và hỗ trợ cho các hoạt động phi lợi nhuận.
  • Ngoài ra Văn phòng cũng phát triển quan hệ cộng tác với các chuyên gia bên ngoài, các cộng tác viên, tình nguyện viên trong và ngoài nước phục vụ cho các hoạt động của Trung tâm đồng thời cũng tạo không gian mở, tôn trọng quyền tự quyết cá nhân của mỗi thành viên tổ chức.
  • Phụ trách Văn Phòng điều phối phía nam là Phó Giám đốc được ủy quyền thay mặt tổ chức ký kết các hoạt động thuộc phạm vi được phép và chịu trách nhiệm tự quyết những hoạt động.
 
 

SỨ MỆNH

 
Sứ mệnh của RECERD là vì tương lai xanh trong đó tập trung vào:
 
  • 1) Cống hiến tâm sức nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cho cả hôm nay và mai sau.
  • 2) Nâng cao phúc lợi cho trẻ em và thanh thiếu niên - thế hệ xanh của đất nước ở những vùng khó khăn.
  • 3) Nỗ lực làm việc vì sự công bằng giữa các thế hệ, công bằng giữa các nhóm xã hội ở Việt Nam./

 

NGUỒN NHÂN LỰC

 

  • RECERD là tập hợp các chuyên gia, cố vấn và cộng tác viên rất năng động, sáng tạo và nhiệt huyết; 100% nhân viên của chúng tôi được đào tạo bài bản. Điểm mạnh của RECERD là có thể huy động lực lượng nhanh, phản ứng nhanh, giải quyết các vấn đề thách thức và liên tục thay đổi, trên cơ sở phát huy và tích hợp kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực. Trong giai đoạn hiện nay, thế mạnh của chúng tôi là lĩnh vực, tư vấn tiêu chuẩn thủy sản bền vững, môi trường, canh tác hữu cơ bao gồm bảo quản sau thu hoạch và chế biến thủy sản, thực hiện các dự án phát triển nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Trung tâm hiện có 19 người, gồm có hội đồng cố vấn, ban giám đốc, và nhân viên trong đó gồm: 03 phó giáo sư, 04 tiến sỹ, 06 thạc sỹ, 06 cử nhân và kỹ sư. Ngoài ra trung tâm có mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên đông đảo tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung và Miền Bắc.
  • Quản lý Văn phòng điều phối: Phó Giám đốc – Lê Văn Bằng
  • Phụ trách Kế Toán RECERD: Phí Thị Minh Phong
  • Chánh Văn phòng: Cao Thanh Phương
  • Phụ trách Tổ tiêu chuẩn kỹ thuật: Nguyễn Thanh Quí
  • Phụ trách Tổ tiêu chuẩn xã hội: Nguyễn Thị Kim Ngọc
  • Điều phối Tổ Dịch vụ chuyên ngành: Từ Thế Ngân
  • Điều phối Dự án GRAISEA 2.0: Nguyễn Tuấn Anh
  • Cán bộ tài chính Dự án GRAISEA 2.0: Trần Minh Tài

 

CHỨC NĂNG

  • Nghiên cứu khoa học: Thực hiện các đề tài, chương trình dự án về bảo tồn, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học, nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững.
  • Dịch vụ khoa học công nghệ: Tư vấn, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý và sử dụng tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nông thôn bền vững
  • Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm./
 

THẾ MẠNH

  • Nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và thực hiện các dự án liên quan đến quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên & phát triển các ngành hàng nông sản, thuỷ sản gồm:

     - Đào tạo, tư vấn áp dụng các hệ thống chứng chỉ bền vững nông lâm thủy sản như Organic, SRP, ASC, GlobalGAP, ACC/BAP, MSC, FSC, FOS, Naturland, Bio- Suisse, IFFO, v.v...

     - Tư vấn, đánh giá tác động xã hội (p-SIA), tác động môi trường về đa dạng sinh học (BEIA) khảo sát các Chứng chỉ về thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) như: SA 8000, BSCI, ISO 26000.. tham gia thực hiện dự án hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường các hiệp định thương mại tự do như Liên minh Châu Âu (EV FTA), CP TPP… và các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia.

      - Xây dựng và chuyển giao các mô hình cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các hệ sinh thái nhạy cảm (rạn san hô, rừng ngập mặn, bãi giống bãi đẻ thủy sản…).

     - Đánh giá tác động môi trường (DTM), đánh giá an toàn môi trường làm việc, ATLD, phân tích và phát triển chuỗi giá trị nông thủy sản, lập báo cáo khai thác nước mặt, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước.

     - Xây dựng & thúc đẩy các sáng kiến sinh kế thay thế ở vùng ven biển, đồng bằng và miền núi gồm cả du lịch sinh thái cộng đồng, phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống./

KINH NGHIỆM

TT
Tên hoạt động
Thời gian
Tổ Chức
1

Phân tích chuỗi giá trị các ngành hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam

2011

CBI Hà Lan

2

Đánh giá tác động kinh tế-xã hội của các hệ thống chứng chỉ trong nuôi tôm ở đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam

2011

WWF GreaterMekong-Chương trình Việt Nam

3

Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của nông dân sản xuất nhỏ khi thực hiện BMP và ShAD/ASC ở Cà Mau và Sóc Trăng

2011

WWF GreaterMekong-Chương trình Việt Nam

4

Xây dựng Bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá các mô hình đồng quản lý nghề cá Việt Nam

2011

Tổng cục Thủy sản

5

Hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động về đồng quản lý nghề cá tại Việt Nam

2011

Tổng cục Thủy sản

6

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Tiêu chuẩn VietGAP cho tôm và cá tra ở Việt Nam

2011

Tổng cục Thủy sản

7

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Hướng dẫn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

2011

Tổng cục Thủy sản

8

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Sổ tay Hỏi đáp VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

2012

Tổng cục Thủy sản

9

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng bản đồ số phân chia vùng nước biển ven bờ tỉnh Nghệ An

2011

DANIDA/FSPSII Nghệ An

10

Tổ chức sự kiện: đối thoại giữa nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ-Nhà nước và Doanh nghiệp về phát triển bền vững ngành nuôi tôm

2011

WWF GreaterMekong-Chương trình Việt Nam

11

Ước mơ cho em: nâng cao kỹ năng sống và kỹ năng hướng nghiệp cho trẻ em làng chài Cửa Vạn

2011

Ngân hàng HSBC

12

Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu ở làng chài Cửa Vạn, Hạ Long, Quảng Ninh

2011-2013

GEF/UNDP

13

Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu ở xã đảo  Minh Châu, Vân Đồn, Quảng Ninh

2011-2013

GEF/UNDP

14

Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu ở tp Quy Nhơn, Bình Định

2012-2015

ISET/Rockerfeller thông qua CCCO Bình Định

15

Dự án “Hỗ trợ thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”

2011-2012

GIZ

16

Dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân trong giám sát các dự án giải phóng mặt bằng ở xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”

2013

Đại sứ quan Hoa Kỳ

17

Dự án “Ước mơ cho em”: Nâng cao kỹ năng sống và kỹ năng hướng nghiệp cho thanh thiếu niên làng chài Cửa Vạn, Hạ Long.

2011

Ngân hàng HSBC qua MSD

18

Thúc đẩy chuyến khảo sát thực tế để phân tích thiếu hụt và đánh giá mức độ tuân thủ tiêu chuẩn ShAD/ASC (Final Draft) cho các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau

2012

WWF GreaterMekong-Chương trình Việt Nam

19

Hỗ trợ xây dựng Chiến lược phát triển ngành thủy sản huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh

2012

GIZ

20

Xây dựng Đề án Xúc tiến Thương mại Thủy sản Việt Nam

2012

FSPSII/DANIDA (Đan Mạch)

21

Dự án “Sử dụng tri thức địa phương để giám sát và hỗ trợ quản lý các hoạt động đánh bắt thuỷ sản, chú trọng vào các loài cá quan trọng quốc tế là Vồ Cờ, Trà Sóc và Tra Dầu ở hệ thống sông Mekong trên địa phận tỉnh Long An, Việt Nam”

2013

Birdlife International, Quỹ đối tác về các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF)

22

Điều tra cơ bản chuỗi giá trị ngành hàng quế, hồi, thảo quả tại các tỉnh miền núi phía Bắc

2013-2014

Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV)

23

Dự án “Đánh giá mức độ tuân thủ năm thứ 2 thực hiện BMP của Tiêu chuẩn ShAD/ASC cho các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau”

2014

WWF GreaterMekong-Chương trình Việt Nam

24

Phát triển hệ thống thông tin thị trường và lồng ghép các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng vào các ngành hàng nông nghiệp

2014

Tổ chức Oxfam Hồng Kong

25

Đánh giá thiếu hụt và lập kế hoạch xây dựng bổ sung tiêu chuẩn ASC hoặc mức độ áp dụng BMP/ASC cho 30 HTX, THT nuôi tôm tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng

2014

WWF- Việt Nam

26

Đánh giá tác động xã hội có sự tham gia (p-SIA) đối với 04 HTX nuôi Tôm – Tại Tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng

2014

WWF- Việt Nam

27

Đánh giá tác động xã hội có sự tham gia (p-SIA) và Đánh giá Đa dạng sinh học (B-EIA) đối với 02 HTX nuôi Tôm – Tại Tỉnh Cà Mau

2015

WWF- Việt Nam

28

Tư vấn Đào tạo Xây dựng tiêu chuẩn ASC và mức độ áp dụng BMP năm 03/ASC 08 HTX nuôi tôm tại Cà Mau

2015

WWF- Việt Nam

29

Phát triển hệ thống thông tin thị trường và lồng ghép các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng vào các ngành hàng nông nghiệp

2015-2016

Tổ chức Oxfam Hồng Kong

30

Nâng cao năng lực và thúc đẩy bình đẳng giới thông qua trao quyền cho phụ nữ đảo Cát Bà, Hải Phòng

2015

ĐSQ Hoa Kỳ

31

Lập Báo cáo xin phép sử dụng nước mặt và xả thải trại nuôi cá tra 40 ha của Cty Agifis tại Sa Đéc – Đồng Tháp

2016

Chương trình tài trợ của WWF – Viet Nam

32

Khảo sát môi trường lao động nghành thủy sản

2018

dự án CSR/BRC/ILO Vietnam

33

Dự án Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm trong chuỗi giá trị gạo tại Việt Nam-  GRAISEA 2.0

2018-2021

OXFAM Viet Nam

34

Tư vấn - thiết lập -  vận hành và chứng nhận tiêu chuẩn ASC đối tượng hai mảnh vỏ vùng nuôi và MSC –CoC, SA8K cho nhà máy chế biến Lenger tại tỉnh Nam Định

2019-2020

Lenger Seafood Viet Nam Co.ltd

35

Rà soát và đào tạo Hệ thống quản lý nội bộ (IMS) về các yêu cầu của nhóm ASC cho hai hợp tác xã tôm ở tỉnh Sóc Trăng

2020

WWF- Việt Nam
 
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển Nông thôn (RECERD)
Trụ sở chính: Tổ 3, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội
Tel/Fax: 0433 531128
 
Văn Phòng điều phối phía Nam RECERD
Địa chỉ: E 55 đường số 2, KDC Hưng Phú, Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Tel/ Fax: 02923 846 840; Email: recerd@gmail.com