(GRAISEA 2.0) – LUÂN CANH ĐẬU NÀNH – HƯỚNG ĐI MỚI THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI CANH TÁC CHO VÙNG LÚA BA VỤ TẠI HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG

Trong chuỗi các hoạt động hổ trợ của dự án Graisea 2.0 dành cho các nhóm sản xuất lúa gạo tại địa bàn huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, RECERD tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm các mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu. Trước đó là các mô hình như: canh tác Bí Non, sản xuất lúa theo hướng kiểm soát dư lượng và hướng hữu cơ có đầu ra tiêu thụ, dưa leo…được dự án hổ trợ trong các vấn đề như tìm hiểu thông tin về sản xuất, hoàn thiện quy trình kỹ thuật, tìm kiếm thị trường…
 
Canh tác lúa ba vụ từ lâu đã bộc lộ nhiều khó khăn, đòi hỏi sự chuyển đổi phải hiện thực hóa trong tương lai gần. Đậu Nành là một trong những đối tượng được trồng luân canh phổ biến tại tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long…trong những năm gần đây do những lợi ích mà nó đem lại như: thu thập của người nông dân tốt hơn, cải tạo đất…tuy nhiên tại Sóc Trăng, Đậu Nành là một loại cây trồng mới. Để thúc đẩy việc chuyển đổi canh tác, dự án Graisea 2.0 đã tiến hành thực hiện các nghiên cứu, các khảo sát ban đầu về tiềm năng phát triển của loại cây này trên đất lúa 3 vụ vùng Vĩnh Lơi, Thạnh Trị, Sóc Trăng.
 
Ngày 23/8/2021, dự án Graisea 2.0 tổ chức chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm “mô hình luân canh Đậu Nành trên đất lúa” tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
 
Đậu Nành trồng theo quy trình kiểm soát dư lượng được trồng trên nền đất lúa
Trong chuyến đi, các thành viên của THT ấp 15 có cơ hội gặp gỡ các hộ canh tác, các cán bộ quản lý vùng nguyên liệu của công ty Vinasoy (đang tiến hành bao tiêu đầu ra tại đây), công ty Trương Việt (công ty cung cấp vật tư đầu vào, chế phẩm vi sinh, hữu cơ..), các bộ quản lý nhà nước thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Vĩnh Long, cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm canh tác, quy trình canh tác, các vấn đề khó khăn, thuận lợi, khâu thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản…
Cán bộ công ty Vinasoy chia sẻ kỹ thuật canh tác Đậu Nành
 
Chia sẻ giữa các bên về canh tác Đậu Nành
Tại đây, theo các đánh giá ban đầu của các bên, cây Đậu Nành dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cho hiệu quả kinh tế tốt hơn so với canh tác lúa, việc ít sử dụng hóa chất trong canh tác có ý nghĩa tích cực đến môi trường và sức khỏe con người…
Kết quả của chuyến đi:
  • Dự kiến THT ấp 15 sẽ tiến hành canh tác Đậu Nành trong vụ Đông Xuân 2021 - 2022
  • Công ty Vinasoy sẽ tiến hành các đánh giá, khảo sát vùng Vĩnh Lợi, Sóc Trăng trước khi triển khai thực tế việc sản xuất và bao tiêu sản phẩm
  • Công ty Trương Việt sẽ cung cấp các loại vật tư đầu vào
 
Tuấn Anh 
 

Phân loại tin: