Nghêu Tiền Giang được cấp chứng nhận Quốc tế ASC mở ra triển vọng xuất khẩu

Sáng nay (15/11), tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Lễ trao Chứng nhận ACS (chứng nhận quốc tế) và ký liên kết chuỗi giá trị nghêu Tiền Giang. Chương trình có sự tham gia của các Cơ quan Ban ngành tỉnh, UBND huyện Gò Công Đông, tổ chức OXFAM, ICAFIS, đơn vị tư vấn RECERD, Tổ chức chứng nhận Control Union, cộng đồng nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nghêu trong khu vực ĐBSCL.
 
Nghêu Tiền Giang được cấp chứng nhận Quốc tế ASC mở ra triển vọng xuất khẩu
Vùng nuôi nghêu Gò Công, tỉnh Tiền Giang trở thành vùng nuôi nghêu thứ 4 của cả nước và thứ 2 vùng ĐBSCL đạt tiêu chuẩn ASC, mở ra triển vọng đối với nghề nuôi nghêu thương phẩm theo hướng bền vững, chất lượng, phục vụ xuất khẩu.
 
Sáng nay (15/11), tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Lễ trao Chứng nhận ACS (chứng nhận quốc tế) và ký liên kết chuỗi giá trị nghêu Tiền Giang. Chương trình có sự tham gia của các Cơ quan Ban ngành tỉnh, UBND huyện Gò Công Đông, tổ chức OXFAM, ICAFIS, đơn vị tư vấn RECERD, Tổ chức chứng nhận Control Union, cộng đồng nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nghêu trong khu vực ĐBSCL.
 
Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang là một trong những địa phương ven biển của cả nước có nghề nuôi nghêu phát triển từ trước năm 1975. Gần đây, diện tích bãi nghêu được tỉnh phân lô và giao khoán cho các hộ dân ven biển và Ban quản lý cồn bãi huyện Gò Công Đông nuôi. Hiện nay địa phương có 530 hộ nuôi nghêu với tổng diện tích trên 2.000 ha, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Cũng như một số mô hình nuôi thủy sản khác, còn nghêu Gò Công cũng gặp thăng trầm, bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, giá cả bấp bênh, thu nhập của người nuôi nghêu còn thấp.   
 
      
Lãnh đạo Sở NN&PTNT và UBND huyện Gò Công Đông nhận chứng nhận ASC cho con nghêu Gò Công
 
Để nâng cao giá trị nghêu thương phẩm, năm 2011 Tiền Giang đã triển khai Đề tài khoa học công nghệ “Xây dựng vùng quản lý khai thác nghêu (Meretrix Lyrata) tại Gò Công, theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý biển MSC”. Từ năm 2018 chương trình MSC nghêu tỉnh Tiền Giang tiếp tục được hỗ trợ bởi Dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam” (do Liên minh châu Âu tài trợ), Trung tâm Hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Tổ chức OXFAM tại Việt Nam thực hiện. 
 
Qua đánh giá của chính quyền, các ngành chức năng trong tỉnh và các tổ chức OXFAM, ICAFIS, Chứng nhận ASC nuôi thuỷ sản bền vững đã và đang được đông đảo thị trường quốc tế ưa chuộng, như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản…Bên cạnh đó, ASC cho phép phân bổ mật độ và sản lượng nuôi theo kế hoạch nên sẽ phù hợp với nghề nghêu tỉnh Tiền Giang hơn chứng nhận MSC. Qua thời gian thực hiện đến nay, tỉnh Tiền Giang có 350ha bãi nuôi nghêu ở vùng biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông vừa được Tổ chức Control Union chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC. Đây là niềm vui lớn cho người nuôi nghêu tại địa phương này.
 
 
Ngư dân Gò Công thu hoạch nghêu
 
“Khi con nghêu đạt Chứng nhận người nuôi thêm phấn khởi, vì đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài sẽ hiệu quả hơn, giá cả và thị trường ổn định hơn. Để đạt nghêu đạt tiêu chuẩn phải nuôi chất lượng cao”, ông Bùi Văn Tuấn, hộ nuôi 30 ha nghêu tại ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang chia sẻ.
Như vậy, vùng nuôi nghêu Gò Công, tỉnh Tiền Giang trở thành vùng nuôi nghêu thứ 4 của cả nước và thứ 2 vùng ĐBSCL đạt tiêu chuẩn ASC, mở ra triển vọng đối với nghề nuôi nghêu thương phẩm theo hướng bền vững, chất lượng, phục vụ xuất khẩu.
 

Phân loại tin: