Tiêu chuẩn riêng và chứng nhận trong khai thác, nuôi trồng thủy sản

Các tiêu chuẩn riêng và các chương trình chứng nhận ngày càng trở nên quan trọng trong giao dịch và tiếp thị thủy sản quốc tế.
Có 2 loại tiêu chuẩn riêng liên  quan  đến  thương mại thủy sản là:

- “Nhãn sinh thái” hay các tiêu chuẩn riêng và chương trình chứng nhận các nguồn lợi thủy sản  bền  vững,  nhằm  khuyến khích thực hành nghề cá có trách nhiệm và tác động đến chính sách thu mua của các nhà bán lẻ, các chủ thương hiệu lớn và quyết định mua sắm  của người tiêu dùng

-  Các  tiêu  chuẩn  riêng  và chứng nhận liên quan đến chất lượng và VSATTP. Tiêu chí chất lượng và VSATTP áp dụng cho cả thủy sản khai thác và nuôi trồng. Các tiêu chuẩn riêng này giải quyết các vấn đề của NTTS bằng cách cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn, tác động môi trường, trách nhiệm xã hội và độ minh bạch của quy trình sản xuất.

 

Các yếu tố thúc đẩy các tiêu chuẩn riêng
Hiện  nay,  tiêu  chuẩn  riêng phát triển do nhu cầu của các nhà bán lẻ và dịch vụ thực phẩm. Tiêu chuẩn riêng là cơ sở để họ thực hiện các yêu cầu về sản phẩm và quy trình tại các khâu trong chuỗi cung cấp nhất là khi chuỗi cung cấp sản phẩm hình thành các mối liên kết dọc. Các tiêu chuẩn riêng và chứng nhận cũng có thể là phương tiện giúp các công ty đảm bảo chất lượng và VSATTP, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn hóa sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp quốc tế và tính minh bạch của chuỗi sản xuất. Các công ty áp dụng nhãn sinh  thái  sẽ  nhận  được  nhiều sự ủng hộ hơn của  các tổ chức môi trường và giới truyền thông, đồng thời họ có thể đầu tư và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm trách nhiệm.

Nhu cầu chứng nhận chương trình quản lý thực phẩm riêng ngày  càng  tăng.  Vì  vậy,  giấy chứng nhận chương trình quản lý ATTP riêng đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các nhà cung cấp.

Nhãn sinh thái và nghề khai thác thủy sản.
Chương trình dán nhãn sinh thái  ra  đời  khi  các  quy  trình bền vững về nguồn lợi thủy sản không đạt yêu cầu. Mỗi chương trình  dán  nhãn  sinh  thái  và chứng nhận nghề cá đều có tiêu chí, quy trình đánh giá, mức độ minh bạch và nguồn tài trợ riêng.

Mục tiêu của mỗi chương trình có thể khác nhau, như phương pháp và dụng cụ khai thác, tính bền vững của nguồn lợi, bảo tồn hệ sinh thái và kể cả sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà tài trợ hoặc sáng lập các tiêu chuẩn và chương trình chứng nhận cũng đa dạng – công ty tư nhân, tập đoàn,  tổ  chức  phi  chính  phủ hoặc  hợp  tác  của  nhiều  bên.

Hiện nay, có lẽ chỉ một phần nhỏ nguyên liệu có chứng nhận được chế biến thành sản phẩm có dán nhãn do số lượng sản phẩm khai thác có được chứng nhận không lớn. Ngoài ra, số lượng sản phẩm được dán nhãn sinh thái chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở một số loài và ở một số thị trường nhất định.

Chi phí và lợi ích của chương trình dán nhãn sinh thái và chứng nhận đối với các đối tượng khác nhau không như nhau, trong đó các nhà bán lẻ thu được nhiều lợi ích nhất nhờ phát triển thương hiệu và tăng danh tiếng, tăng cường quản lý rủi ro, thu mua dễ dàng và có thể tạo sự khác biệt về giá. Trong khi đó, ngư dân được lợi về quan hệ cung cấp, củng cố thị trường cũ và mở rộng thêm các thị trường mới cho sản phẩm thân thiện với môi trường.

Về chi phí, các nhà bán lẻ không mất hoặc chỉ chịu chi phí khá thấp (liên quan đến chứng nhận hoặc giấy phép chuỗi sản phẩm an toàn), trong khi ngư dân phải chịu gánh nặng chi phí lớn hơn, từ vài nghìn đến 250.000 USD tùy vào quy mô và độ phức tạp của nghề cá và chương trình chứng nhận.

Hiện nay, nghề cá ở các nước đang phát triển chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số nghề cá được chứng nhận, hầu hết trong đó là nghề cá quy mô lớn. Nguyên nhân là tại các nước đang phát triển, yêu cầu chứng nhận thị trường, loại sản phẩm và chuỗi cung cấp không quá khắt khe. Hơn nữa, các chương trình dán nhãn cũng không được ứng dụng tốt (thiếu cơ chế quản lý nghề cá, thiếu số liệu, nghề cá đa loài quy mô nhỏ) trong khi chi phí cao.

Tiêu chuẩn riêng, chứng nhận an toàn và chất lượng thực phẩm
Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế - CAC (Codex Alimentarius  Commission)  của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là điểm hướng dẫn chiến lược an toàn và chất lượng thực phẩm toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà XK thủy sản, người nuôi và nhà chế biến vẫn phải đối mặt với nhiều sức ép phải tuân thủ các tiêu chuẩn riêng như chương trình quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) theo yêu cầu của các nhà bán lẻ, các chủ thương hiệu,  các  nhà  phân  phối  lớn.

Yêu cầu đối với thủy sản nhãn hiệu riêng hoặc chế biến cao cấp thường khắt khe hơn các hàng hóa thông thường. Trong đó, các nhà cung cấp tại thị trường Bắc Âu phải chịu nhiều sức ép hơn trong việc áp dụng tiêu chuẩn riêng do thị trường này do phần lớn sản phẩm chế biến, GTGT và sản phẩm dán nhãn riêng bán trong siêu thị. Trong khi đó, thị trường Mỹ quan tâm đến chứng nhận NTTS hơn.

Chi phí của chứng nhận FSMS có thể từ vài nghìn đến hàng trăm nghìn USD và do người nuôi và nhà chế biến thủy sản chịu phần lớn hơn so với chi phí của các nhà bán lẻ, những người yêu cầu phải có giấy chứng nhận. Các nhà bán lẻ và các nhãn hiệu riêng được hưởng các lợi ích chính của các tiêu chuẩn riêng như truy xuất nguồn gốc, quản lý rủi ro, sự đồng nhất của sản phẩm v.v...

Đối với các nước đang phát triển, chi phí chứng nhận có thể rất lớn. Tuy nhiên, chỉ trừ tôm nuôi  hoặc  thủy  sản  chế  biến (như cá ngừ đóng hộp, cá meluc philê đông lạnh), các nước đang phát triển không chịu nhiều sức ép về việc thực hiện tiêu chuẩn an toàn và chất lượng vì họ chỉ cung cấp một số lượng nhỏ thủy sản sơ chế hoặc thủy sản tươi sang các thị trường yêu cầu tiêu chuẩn riêng. Ngoài ra, hầu hết thủy sản từ các nước đang phát triển được giao dịch thông qua các hiệp định thương mại hàng hóa hơn là hợp đồng cung cấp, vì thế họ không giao dịch trực tiếp với các nhà bán lẻ và các chương trình tiêu chuẩn riêng.

Đối với các nước đang phát triển, thuế quan không còn là rào cản XK chính, mà là các yêu cầu NK liên quan đến chất lượng và VSATTP tại các thị trường. Các tiêu chuẩn riêng làm tăng thêm khó khăn này.

Vai trò chính sách và quản lý của các tiêu chuẩn riêng
Các  tiêu  chuẩn  riêng  như nhãn sinh thái, chứng nhận an toàn/chất lượng hoặc NTTS có ảnh hưởng khác nhau đến các thị trường, loài và loại sản phẩm. Đối  với  thủy  sản,  ảnh  hưởng của tiêu chuẩn riêng có thể ngày càng tăng. Điều này xảy ra khi các chuỗi siêu thị ngày càng có vai trò là những nhà phân phối thủy sản hàng đầu và khi các chính sách thu mua chuyển từ các thị trường mở sang quan hệ cung cấp theo hợp đồng.

Các vấn đề quản lý và chính sách chính liên quan đến tiêu chuẩn riêng
Đánh giá chất lượng và độ tin cậy
Sự gia tăng các tiêu chuẩn riêng  gây  lung  túng  cho  các thành phần liên quan. Ngư dân và người nuôi phải quyết định xem chương trình chứng nhận nào mang lại thu nhập cao nhất, các nhà bán lẻ quyết định tiêu chuẩn nào mang lại lợi ích về danh tiếng và quản lý rủi ro, còn chính phủ quyết định xem tiêu chuẩn riêng nào phù hợp với các chiến lượng quản lý nguồn lợi và ATTP của mình. Vì vậy, sự minh bạch và quản lý tốt trong chương trình tự nguyện là cần thiết. Do đó cần có cơ chế đánh giá chất lượng của các chương trình riêng.

Phân bổ chi phí và lợi ích công bằng
Hiện nay, chính những đối tượng ở khâu sản xuất chế biến của chuỗi cung cấp phải chịu các chi phí chứng nhận chương trình tiêu chuẩn riêng, chứ không phải những thành phần yêu cầu có chứng nhận. Tuy nhiên, rõ ràng là các nhà bán lẻ - những người yêu  cầu  chứng  nhận,  lại  thu được nhiều lợi ích về giá hơn. Vì vậy, nên có sự phân phối lại chi phí. Một số chính phủ đã trợ cấp vốn để giúp ngành bù đắp chi phí chứng nhận riêng. Đối thoại quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm cũng cần thiết.

Truy xuất nguồn gốc
Truy xuất nguồn gốc là lợi thế của các chương trình riêng mà các nhà bán lẻ và chủ thương hiệu quan tâm nhất. Chúng đảm bảo giá trị và quản lý rủi ro khi thông tin trên hệ thống chung không đầy đủ và sự quản lý ở các nước XK bị đánh giá không tốt.

Truy xuất nguồn gốc đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nguồn cung, hệ thống phân phối ngày càng phức tạp và sản phẩm phải đi qua nhiều cửa, nhiều nước trước khi đến tay người tiêu dung.

Truy xuất nguồn gốc mạnh và cơ chế chuỗi sản phẩm an toàn sẽ ngăn chặn tình trạng gian lậnhoặc các sản phẩm không chứngnhận lưu thông như sản phẩmđược chứng nhận.

Thách thức và cơ hội cho các nước phát triển
Thủy sản là nguồn thu quan trọng với các nước đang phát triển và họ là đối tượng quan trọng cho nguồn cung thủy sản hiện tại và tương lai, chiếm gần 50% giá trị và 60% khối lượng thủy sản trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, các chương trình chứng nhận tiêu chuẩn riêng đối với những nước này còn nhiều thách thức.

Thứ nhất, tại các nước đang phát triển, nghề cá được chứng nhận dán nhãn sinh thái và các nhà chế biến được chứng nhận FSMS kém phát triển hơn so với ngành NTTS, vốn có các chính sách năng động nhằm vào người nuôi quy mô nhỏ và các hiệp hội hoặc nhóm hỗ trợ.

Thứ  2,  nhu  cầu  sản  phẩm chứng nhận không nhiều ở thị trường các nước đang phát triển.

Thứ 3, để tận dụng lợi thế của các tiêu chuẩn riêng, các nước đang phát triển phải đáp ứngcác yêu cầu quản lý bắt buộc tại các nước NK, trong khi việc này đặt ra nhiều rào cản thương mại hơn các yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn riêng.

Thách thức về chi phí chứng nhận cần được đánh giá dựa trên các cơ hội tiềm năng để đánh giá thị trường có giá trị cao tiềm năng tại các nước NK lớn và tham gia vào quan hệ cung cấp trực tiếp với giá ổn định hơn so với tiêu thụ qua thị trường đấu giá truyền thống.

Ngoài ra, chứng nhận có thể gia tăng giá trị ở các nước đang phát triển, vốn có lợi thế cạnh tranh ở chi phí lao động thấp.

Ảnh hưởng của tiêu chuẩn riêng trong thương mại quốc tế
Ảnh hưởng của tiêu chuẩn riêng đối với thương mại quốc tế liên quan đến 2 hiệp định là Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (Hiệp định SPS) và Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật thương mại (Hiệp định TBT) của WTO. Một số nước cho rằng các tiêu chuẩn riêng đặc biệt hơn các tiêu chuẩn chung quốc tế liên quan vì thế không phù hợp với quy định bắt buộc của hiệp định SPS.

Một số nước lo ngại tiêu chuẩn riêng có thể cho phép các nước phát triển áp dụng khung chính sách nội địa về phương pháp khai thác hoặc các tiêu chuẩn khác (lao động, nhân quyền) để phân biệt đối xử với sản phẩm của các nước đang phát triển. Tương tự, hỗ trợ tài chính công cho chứng nhận riêng có thể được xem là trợ cấp đối với ngành thủy sản.

Vì thế, cần phân tích kỹ để xác định sự thống nhất của các tiêu  chuẩn  riêng  với  các  tiêu chuẩn quốc tế và sự ràng buộc của hiệp định SPS và TBT. Mặc dù các chính phủ có quyền kiện những hoạt động của các chính phủ khác trong WTO, nhưng cơ sở để kiện các thành phần phi chính phủ lại chưa rõ ràng.

Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn riêng với quy định chung và khung chính sách
Tiêu chuẩn an toàn/chất lượng riêng dựa trên các quy tắc bắt buộc và vì thế có thể phù hợp với quy định ATTP chung. Sự trùng lặp có thể là vấn đề nếu không liên quan đến nội dung yêu cầu, phương pháp thực hiện và xác minh. Chưa thực sự rõ ràng việc áp dụng các tiêu chuẩn riêng có tạo điều kiện thực hiện các tiêu chuẩn chung không, nhưng việc áp dụng các tiêu chuẩn chung tạo sẽ tạo cơ sở để đáp ứng các yêu cầu bổ sung, trong đó có các chương trình chứng nhận riêng.

Nói tóm lại, nỗ lực cải thiện quản lý ATTP ở mức độ quốc gia hoặc quốc tế có thể hiệu quả nếu chúng đảm bảo hệ thống chung phù hợp. Các tiêu chuẩn riêng nói chung có thể không mâu thuẫn với các hệ thống quản lý chung, bởi chúng thường vừa dựa vào yêu cầu chung hoặc tuân thủ các yêu cầu chung như một phần tiêu chí của chứng nhận. Chúng có thể có phần trùng lặp với hệ thống chung (ATTP) hoặc bộc lộ những lỗ hổng trong quản lý nhưng không thể làm suy giảm hệ thống chung.

 
 Hằng Vân biên dịch (vietfish.org)
  FAO Globefish 4/2011

Phân loại tin: